Tìm kiếm

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 19.878
Hội thảo khoa học “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam
Lượt đọc: 22135Thời gian: 23:49 - 08/07/2020

(VHH) - Chiều ngày 8/7, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội thảo khoa học “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam”. Tham dự hội thảo có Đại diện Bộ VH,TT&DL, Hội LHPN Việt Nam; có đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Thái Sơn, UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Thị Ái Vân - TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng dự có lãnh đạo các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; các nhân sĩ, trí thức, các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân, nhà thiết kế - may mặc trong và ngoài tỉnh.

Khẳng định rằng Huế là “Chiếc nôi” của Áo dài Việt Nam. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, Áo dài trở thành một phần không thể thiếu khi nói về mảnh đất Cố đô Huế, trong đó không thể không nhắc đến là trang phục của con gái Huế, đây là nét đẹp văn hóa truyền thống cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Cố đô và vẫn luôn được coi là trang phục truyền thống không thể thiếu của mỗi người dân xứ Huế từ xưa cho đến nay. Từ chiếc nôi ở xứ Huế, áo dài cũng đã góp phần tạo nên một nét đặc trưng của văn hóa Huế, đây cũng là một biểu tượng về bản sắc văn hóa của trang phục Việt, vừa trang trọng, vừa mang tính độc sáng cùng các biểu tượng văn hóa trang phục đa dạng của toàn cầu. Đây là lý do khiến Huế cần đầu tư nghiên cứu để khôi phục lại vị thế và thương hiệu “Kinh đô Áo dài” của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh toàn Đảng, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế đang nỗ lực triển khai thực hiện thành công Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành một đô thị di sản đặc thù - thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, văn hóa truyền thống mang tầm quốc tế.

Việc tổ chức Hội thảo lần này, nhằm nhấn mạnh về tầm quan trọng và ý nghĩa của công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị Áo dài truyền thống Huế, đưa Áo dài đến gần hơn trong cộng đồng, đồng thời tạo tiền đề để các ngành chức năng xây dựng hồ sơ công nhận Áo dài truyền thống Huế là di sản văn hóa phi vật quốc gia; đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh: Cố đô Huế là nơi hội tụ các giá trị văn hóa tinh túy, đặc sắc nhất của cả nước từ mỹ thuật, âm nhạc, kiến trúc, ẩm thực đến trang phục, trong đó có Áo dài truyền thống lưu lại những giá trị văn hóa di sản tiêu biểu, đặc sắc của vùng đất Kinh kỳ và của dân tộc Việt Nam. Từ quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế, chiếc Áo dài xứ Huế đã đi qua một chặng đường dài phát triển. Hình ảnh Áo dài đã được tôn vinh trong các kỳ lễ hội lớn nhỏ, đặc biệt là trong suốt 20 năm qua Huế được biết đến là cái nôi về tổ chức các hoạt động trình diễn Áo dài tại các kỳ lễ hội Festival và đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, riêng có của miền núi Ngự, sông Hương.

Để nhân rộng, bảo tồn và phát huy giá trị đặc trưng này, trong những năm qua, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã kêu gọi và yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức nữ và và nữ học sinh trung học, sinh viên đại học mặc áo dài sáng thứ hai đầu tuần, miễn vé tham quan vào di tích cố đô Huế đối với phụ nữ mặc áo dài trong dịp ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Qua các hoạt động này đã tạo ra những chuyển động ban đầu, cả về nhận thức và hành động, hoạt động cũng nhằm tôn vinh nét đẹp truyền thống của Áo dài Huế, đồng thời tiến tới đưa Huế thật sự trở thành là Kinh đô Áo dài Việt Nam.

Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu, đại biểu đã tích cực trao đổi, thảo luận các chủ đề như: Những cải cách trang phục đối với Áo dài Việt Nam và những đóng góp về quy định trang phục cung đình, trang phục dân gian trong phạm vi toàn quốc; phân tích và đánh giá các giá trị đặc trưng về văn hóa, nghệ thuật, tín ngưỡng… của Áo dài trong dòng chảy văn hóa - lịch sử Huế, xây dựng và khẳng định Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam; đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ  và  phát huy các giá trị di sản Áo dài trong bối cảnh đương đại; những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng thương hiệu Áo dài Huế trở thành sản phẩm dịch vụ văn hóa, du lịch đặc sắc của tỉnh; Áo dài với phát triển kinh tế du lịch; nâng cao sức sáng tạo, đa dạng trong chất liệu, màu sắc để bắt nhịp cuộc sống đương đại dựa trên nền tảng dấu ấn văn hóa, lịch sử phù hợp với thị hiếu thời trang, gần gũi hơn với đời sống người dân nhưng không đánh mất đi hồn cốt của chiếc Áo dài truyền thống; đề xuất những ý tưởng, định hướng để phát triển Áo dài Huế - Áo dài truyền thống Việt Nam thông qua việc thành lập “Bảo tàng Áo dài”; phát triển nhiều nghệ nhân may Áo dài, cùng đội ngũ thợ may chuyên nghiệp nổi tiếng; hình thành nhiều hơn nữa các món quà lưu niệm cho mỗi du khách khi đến thăm Cố đô Huế; tăng cường tuyên truyền và nâng cao trách nhiệm trong mỗi chúng ta về việc lưu giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa và Áo dài Huế - Áo dài truyền thống Việt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo, Tiến sĩ Phan Thanh Hải, TUV, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, Áo dài từ lâu đã trở thành trang phục truyền thống, niềm tự hào và là một trong những biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nhằm tri ân Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, người đã có công trong việc cải cách trang phục Đàng Trong góp phần khai sáng Áo dài; và tri ân vua Minh Mạng có công  trong việc nâng tầm, tôn vinh Áo dài trở thành quốc phục của nước ta; chứng minh việc cải cách trang phục nhằm mục đích thể hiện tư tưởng thống nhất, tự chủ về văn hóa của triều đại; tạo cơ sở quan trọng cho sự hình thành, phát triển chiếc Áo dài và dần chính thức trở thành quốc phục của dân tộc Việt Nam trong lịch sử. Đồng thời, khẳng định Huế là cái nôi và kinh đô của Áo dài Việt Nam - nơi còn lưu giữ các giá trị đặc trưng của Áo dài truyền thống và là nguồn cảm hứng trong việc sáng tạo nhằm nâng cao giá trị của Áo dài Việt Nam. Đây cũng là nơi hội tụ của nhiều nghệ nhân may Áo dài với tay nghề điêu luyện, tạo ra những sản phẩm Áo dài tinh tế, sắc sảo, cùng đội ngũ những người thợ may chuyên nghiệp đã thể hiện rõ vị trí và vai trò Áo dài truyền thống trong đời sống văn hóa Huế qua các giai đoạn lịch sử; để từng bước xây dựng cũng như  khẳng định “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam”, góp phần thúc đẩy các hoạt động du lịch, dịch vụ  gắn với phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Đồng chí cũng cho biết, việc tổ chức Hội thảo lần này cũng nhằm tri ân các vị tiền nhân, tôn vinh nét đẹp truyền thống của Áo dài Huế và chào mừng Festival Huế lần thứ XI năm 2020 với chủ đề: “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Huế luôn luôn mới”.

Phát biểu kết luận tại Hội thảo, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ biểu dương Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế đã nỗ lực chuẩn bị công tác tổ chức Hội thảo trong thời gian rất ngắn; đồng thời tích cực phối hợp với các sở ngành, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức Hội thảo lần này. Đánh giá cao sự hiện diện đông đủ các nhân sĩ, trí thức, nhà nghiên cứu, các nghệ nhân, nhà thiết kế - may mặc đã đến dự và tham gia trao đổi, thảo luận, góp ý mang tính xây dựng, có tính khoa học cao nhằm hướng đến xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam”. Trong thời gian tới tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ triển khai các giải pháp để khích lệ, cổ vũ người dân mặc Áo dài truyền thống không chỉ trong các dịp lễ nghi mà có thể mở rộng trong các sinh hoạt cộng đồng, để tôn thêm vẻ đẹp cho thiên nhiên, phong cảnh và con người Huế; làm cho Huế đẹp hơn, nên thơ hơn, khẳng định áo dài là quốc phục Việt Nam.

Cũng trong dịp này, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức lễ hành hương về lăng mộ chúa Nguyễn Phúc Khoát vào dịp húy kị (nhằm ngày 20/5 âm lịch) và đây sẽ là hoạt động được tổ chức thường niên.

svhtt.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL