Tìm kiếm

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 13.904

"100 năm B.A.V.H và vấn đề tiếp xúc văn minh Đông - Tây đầu thế kỷ XX"
Lượt đọc: 103116Thời gian: 22:18 - 28/12/2014

(VHH) - Đó là chủ đề tọa đàm khoa học do Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức sáng 27/12. Tọa đàm thu hút sự tham dự của các nhà quản lý, chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa Huế.

Hội Những người bạn Cố đô Huế (Association des Amis du Vieux Hué) đã được thành lập theo đề xuất của linh mục Léopold Cadière và sự chung tay xây dựng của những bạn bè trong giới trí thức, nhân sĩ ở Huế. 30 năm tồn tại (1914 - 1944), Hội đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong dòng chảy văn hóa Huế với tập san "Những người bạn Cố đô Huế" (Bulletin des Amis du Vieux Huế, gọi tắt là BAVH) đồ sộ và công phu trong nghiên cứu, có tiếng vang rất xa và được độc giả khắp Đông Dương thời đó đón nhận. Đây là một hiện tượng độc đáo, tiêu biểu cho quá trình tiếp xúc, giao lưu văn hóa và văn minh Đông - Tây đầu thế kỷ XX ở Việt Nam - miền Trung - Huế. Xu hướng nghiên cứu "Việt Nam học", "miền Trung học", "Huế học", hoặc đi sâu lĩnh vực nghệ thuật, minh văn - văn khắc, phong tục học... được thể hiện rõ nét, với nhiều kết quả nổi bật.

Tập san BAVH đã ấn hành được 121 tập và 1 tập danh mục với tổng cộng khoảng 13.000 trang viết, 2800 phụ bản, 700 bảng khắc đen trắng hoặc màu. Giá trị các công trình của Linh mục Léopold Cadière và cộng sự đã để lại không những là nguồn tư liệu vô cùng quý giá mà còn có khả năng soi sáng những vấn đề tồn đọng của lịch sử, văn hóa, địa lý, du lịch rất có ích cho công tác nghiên cứu, học hỏi của nhiều thế hệ Việt Nam trước đây hàng mấy chục năm, bây giờ và cả sau này nữa. Đó thật sự là những đóng góp quý báu mà ngày nay khi đề cập đến lịch sử nghiên cứu Huế nói riêng, chúng ta không thể không nhắc đến Hội Những người bạn Cố đô Huế.

Trần Dũng
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL