Tìm kiếm

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 32.852

Bảo tồn và phát huy khu chứng tích lao Thừa Phủ
Lượt đọc: 90244Thời gian: 09:49 - 20/10/2015

(VHH) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phê duyệt chủ trương đầu tư bảo tồn và phát huy khu chứng tích lao Thừa Phủ (đường Lê Lai, TP Huế) với tổng mức đầu tư dự kiến gần 2,5 tỷ đồng, từ vốn ngân sách tỉnh, thực hiện trong vòng 2 năm.

Theo đó, sẽ tiến hành bảo tồn nguyên trạng các hạng mục còn lại như: Tháp canh (giáp với Bệnh viện Quốc tế ở phía Tây - Nam), nhà 02 tầng được xây dưới thời Mỹ - Ngụy (sẽ là nơi trưng bày bổ sung chứng tích lao Thừa Phủ), lô cốt, hệ thống tường rào cũ (phía đường Lê Lai); phục hồi nguyên trạng nhà giam đồng chí Tố Hữu và cổng Lao Thừa Phủ (chuyển từ vị trí cũ đến đường Lê Lai); xây dựng hệ thống giao thông nội bộ phục vụ khách du lịch.

Trong hai cuộc kháng chiến, thực dân Pháp, đến quốc Mỹ và ngụy quyền tay sai, lao Thừa Phủ trở nên khét tiếng là “địa ngục trần gian”, nơi giam giữ, tra tấn dã man nhiều thế hệ các nhà cách mạng tiền bối, những đảng viên viên cộng sản trung kiên, học sinh, sinh viên và đồng bào yêu nước, trong đó có nhiều nhà cách mạng điển hình như đại tướng Nguyễn Chí Thanh, đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà thơ Tố Hữu... và hàng ngàn anh hùng chiến sĩ vô danh khác.

Từ sau năm 1975, nhà lao Thừa Phủ tiếp tục trở thành trại tạm giam của tỉnh Bình Trị Thiên và của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến năm 2010, phần lớn diện tích Khu nhà lao này được bàn giao để xây dựng Bệnh viện Quốc tế Huế, chỉ để lại một diện tích nhỏ trong đó có cổng lao, tháp canh, lô cốt và một ít tường rào cũ để xây dựng khu chứng tích.

Việc tu bổ, tôn tạo và phục dựng lại các hạng mục của khu chứng tích lao Thừa Phủ nhằm bảo tồn các giá trị lịch sử cách mạng của tỉnh Thừa Thiên Huế, là địa chỉ đỏ nhằm tuyên truyền cho các thế hệ trẻ sau này cũng như phục vụ khách tham quan du lịch.

Theo Song Trần (TRT)
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL