Tìm kiếm

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 9.770

NÉT ĐẸP DI SẢN CỐ ĐÔ HUẾ QUA THƠ CA, HỘI HỌA
Lượt đọc: 16614Thời gian: 11:33 - 28/06/2022

Chào mừng tuần lễ Festival Huế 2022 với chủ đề “Di sản văn hóa với Hội nhập và Phát triển” và Tuần lễ áo dài Huế 2022; nhằm góp phần quảng bá, tôn vinh giá trị di sản văn hóa Huế đến với công chúng trong nước và bạn bè quốc tế; Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức trưng bày triển lãm chủ đề “Nét đẹp di sản Cố đô Huế qua thơ ca, hội hoạ” và một số hoạt động trưng bày trình diễn áo dài truyền thống, ký họa áo dài, ký họa chân dung,…

 

Triển lãm “Nét đẹp di sản Cố đô Huế qua thơ ca, hội hoạ” trưng bày giới thiệu đến công chúng hơn 250 tác phẩm ký hoạ và 30 bài thơ phản ánh các khía cạnh của di sản văn hóa Huế như Quần thể di tích Cố đô Huế với thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch và nhiều công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với lịch sử triều đình nhà Nguyễn (mỹ thuật tạo hình triều Nguyễn); kiến trúc dân gian (đình, chùa, miếu...), phong cảnh Huế, nhà vườn Huế…. Đây là kết quả của Chương trình “Hành trình ký hoạ di sản Cố đô Huế 2022” do Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức với sự tham gia của gần 100 thành viên gồm Kiến trúc sư, nghệ sĩ, họa sĩ, nhà thơ, nhà văn, những em thiếu nhi và người yêu ký họa cũng như yêu di sản đến từ Liên hiệp các hội Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế và Nhóm Ký họa đô thị Hà Nội; Đó là một hành trình ký hoạ đầy đam mê và cảm xúc, với tình yêu thương trân trọng di sản cố đô, khâm phục công sức dựng xây và gìn giữ của bao thế hệ, để thế hệ hôm nay may mắn được chiêm ngưỡng, được ghi lại những tuyệt tác của người xưa với mong muốn góp phần lưu giữ và tôn vinh những giá trị văn hóa đô thị thông qua ký họa nét đẹp di sản kiến trúc, văn hóa, con người, hướng đến mục tiêu xã hội, kết nối và nâng cao ý thức cộng đồng về giá trị của các di sản.

Qua lăng kính cảm xúc của nghệ thuật ký hoạ và thơ ca, nét đẹp của di sản Cố đô Huế đã được khắc họa qua nét bút dưới khía cạnh và góc độ khác nhau của các kiến trúc sư, họa sĩ, nghệ sĩ, nhà thơ, nhà văn, các em thiếu nhi,…đã tạo nên một “bức tranh” di sản Cố đô Huế cổ kính, lãng mạn và đầy chất thơ.

Những tác phẩm ký họa triển lãm thể hiện các chi tiết kiến trúc, hoa văn trang trí mỹ thuật thời Nguyễn, được các nghệ nhân tài hoa xưa chạm khắc tinh tế trên các

đồ đồng, đồ gỗ, các bức hoành phi câu đối, bức bình phong tại các cung điện, lăng, miếu, nhà rường ở cố đô Huế và các đình chùa, làng cổ được thể hiện sinh động bởi sắc màu và hình khối. Kiến trúc, vườn chùa, lầu bia, hệ thống tháp mộ…vẫn còn được giữ nguyên vẹn đặc trưng nét tạo hình và thẩm mỹ của giai đoạn mỹ thuật thời Nguyễn. Nghệ thuật trang trí có sự giao lưu chuyển hóa, là gạch nối giữa mỹ thuật cung đình và mỹ thuật dân gian, tạo ra dòng chảy kiến trúc mỹ thuật Huế có sức sống bền bỉ và những giá trị văn hóa lâu bền.

Trong khuôn khổ Triển lãm “Nét đẹp di sản Cố đô Huế Huế qua thơ ca, hội họa”, một số hoạt động khác cũng được tổ chức như:

+ Trưng bày sưu tập áo dài truyền thống như áo Nhật Bình, ngũ thân, trong đó có  2 bộ áo dài ngũ thân do 2 nghệ nhân Phạm Văn Tuyền và Đỗ Văn Tường thuộc Câu lạc bộ Đình Làng Việt trao tặng cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế;

+ Trưng bày bộ sưu tập áo dài của Nhà thiết kế Viết Bảo trên nền tranh của một số họa sĩ Huế, lấy ý tưởng từ mỹ thuật cung đình và một số tác phẩm ký họa về Huế;

+ Vẽ phong cảnh Huế lên áo dài, ký họa chân dung, vẽ trên nón lá Huế do các họa sĩ Huế thực hiện;

+ Trình diễn bộ sưu tập áo dài của Nhà thiết kế Viết Bảo trên nền tranh của một số họa sĩ  và một số tác phẩm ký họa về Huế. Sự kết hợp của áo dài với những tác phẩm hội họa không chỉ mang lại giá trị vật chất cho cuộc sống mà còn mang giá trị tinh thần vô giá, biểu đạt được giá trị thẩm mỹ của một trang phục bao đời đã thấm sâu vào tâm hồn người phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Huế nói riêng

 

 

 

Bảo tàng Mỹ thuật Huế
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL