Tìm kiếm

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 5.260

Khai mạc Triển lãm "Dấu ấn văn hóa Kinh đô Huế và Đồng bằng sông Hồng qua các sản phẩm thủ công truyền thống"
Lượt đọc: 88384Thời gian: 18:55 - 29/04/2016

(VHH) - Sáng ngày 29/4/2016, tại Bảo tàng Lịch sử Cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Khai mạc triển lãm "Dấu ấn văn hóa Kinh đô Huế và Đồng bằng sông Hồng qua các sản phẩm thủ công truyền thống". Đến dự có đồng chí Đặng Thị Bích Liên - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồng chí Nguyễn Dung - TUV, Phó chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Tổ chức Festival Huế 2016.

Triển lãm Trưng bày gần 300 hiện vật gồm sản phẩm đúc đồng, chạm bạc Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình; sản phẩm từ gốm của các nghệ nhân nổi tiếng làng Bát Trang, Hà Nội, Bắc Ninh; sản phẩm dệt, thêu ren Hà Nội; sản phẩm sơn mài Hà Nội...

Ngoài khu vực trưng bày ngoài trời với các sản phẩm thủ công truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa vùng Đồng bằng sông Hồng và Huế, triển lãm còn giới thiệu nhiều tác phẩm của các nghệ nhân ưu tú: Lê Văn Khang, Nguyễn Ngọc Trọng, Nguyễn Viết Lâm, Lê Văn Phú và Quách Văn Hiển với 40 tác phẩm đúc đồng, chạm bạc như tượng Phật bà Quan Âm, Di lặc; biểu tượng chùa Một cột, Khuê văn các, Hà Nội - Huế - Sài Gòn, những danh lam thắng cảnh Đồng bằng sông Hồng, trống đồng, hộp đựng trang sức, rồng Thăng Long, phong cảnh đất nước, tứ quý,... Các nghệ nhân ưu tú Trần Độ, Vũ Đức Thắng, Hà Văn Lâm và Lê Văn Khánh đến từ Bát Tràng, Hà Nội và Bắc Ninh cũng đem đến 30 sản phẩm gốm tiêu biểu qua các dòng gốm men màu, gốm men lam vẽ tràm, men kết tinh và không men. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm dệt, thêu, ren; tranh sơn mài; mây tre; các sản phẩm chạm khắc gỗ, nhạc cụ dân tộc Hà Nội, Nam Định; trống Đọi Tam; Tranh dân gian Đông Hồ; tranh tứ quý, tranh xuân hạ thu đông, đại cát; hoa lụa đến từ Hà Nội cũng được giới thiệu tại triển lãm.

Đặc biệt, nhân dịp này, Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Huế sẽ trưng bày bộ sưu tập của 4 nhà sưu tập cổ vật: Bùi Tự Tiếu, Lê Hội, Nguyễn Thanh Đôn và Lê Thiện Gia với hơn 50 hiện vật đi thuộc các chủ đề, khối hiện vật: Bộ kiếm Triều Nguyễn; 4 cặp liễn đối; Hộp gỗ sắc phong; Khay gỗ trạm cận, nghiên mực, khuôn dấu làm bằng gỗ, sắc phong.

Phát biểu tại buổi Lễ Khai mạc, đồng chí Nguyễn Dung - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng Triển lãm lần này thể hiện một nét văn hóa đặc trưng, sâu sắc và tinh tế trong không gian tổng thể và trong kết cấu nội dung nhằm giới thiệu tinh hoa văn hóa Kinh đô Huế và Đồng bằng sông Hồng qua các sản phẩm thủ công truyền thống tới nhân dân, khách du lịch trong nước và khách quốc tế đến tham dự các hoạt động Festival Huế 2016. Việc khai thác và phát huy giá trị di sản cũng đã thúc đẩy khôi phục, phát triển và tôn vinh các ngành nghề thủ công, làm sống lại các truyền thống văn hóa trước đây, bảo lưu các giá trị văn hóa vật thể... đáp ứng công tác bảo tồn, khẳng định, quảng bá thương hiệu và cả nhu cầu của khách tham quan. Đây thực sự là ngày hội của các làng nghề, các doanh nghiệp, là cơ hội mở rộng giao lưu, hợp tác, tạo lập mối quan hệ gắn kết và phát huy giá trị văn hóa. Các làng nghề thủ công truyền thống đã lưu giữ  lại những bản sắc, dấu ấn của từng vùng văn hóa, thể hiện sự khéo léo, tài hoa và óc sáng tạo của những cư dân vùng đất văn hóa, như: nghề đúc đồng, gốm, dệt, thêu, ren, sơn mài, tranh dân gian, mây tre đan lát, hoa lụa, hoa giấy, làm nón, diều...

Triển lãm mở cửa phục vụ du khách đến ngày 04/5/2016.

Hữu An
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL