Tìm kiếm

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 3.246

"Mục sở thị" làm bánh tét ở làng Chuồn xứ Huế
Lượt đọc: 94310Thời gian: 23:48 - 24/01/2017

(VHH) - Làng An Truyền (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) không những được biết đến với món đặc sản bánh khoái cá kình mà còn nổi tiếng với thương hiệu bánh tét làng Chuồn.

Chiếc bánh tét làng Chuồn mang dáng dấp đặc trưng vùng quê hiền hòa, thanh bình, ngọt lịm của hơi gió thổi từ phá Tam Giang. Để tạo nên hương vị, người làm phải tuân thủ nghiêm ngặt các công đoạn: Vút nếp thật sạch, để cao cho ráo nước. Đậu xanh chà hết bọt, đãi sạch vỏ. Sử dụng đậu xanh nguyên hạt, tự tay cà lấy (không dùng đậu đã bóc vỏ bằng máy).

Gia đình bác Hồ Đắc Huê đã có truyền thống làm bánh tét từ đời ông bà để lại, mỗi năm khi Tết đến Xuân về cả gia đình lại cùng làm bánh tét

Lá gói bánh tét làng Chuồn chỉ duy nhất sử dụng lá chuối sứ còn lành lặn, sạch sẽ, tươm tất

Lá chuối sứ thích hợp để gói, cho bánh màu xanh và giữ lâu được 1 tháng.

Lau lá thật kỹ.

Gạo nếp đã được vo sạch và để ráo nước.

Chọn thịt heo tươi.

Bì heo

Nấu chín đậu xanh.

Nồi đậu xanh chín tới bốc khói nghi ngút.

Nhân bánh tét to gồm đậu xanh quấn thịt heo bên trong.

Nhân bánh sau khi trộn thịt được nặn thành từng đoạn dài gần bằng chiều dài của bánh Tét.

Lạt buộc bằng thân cây lồ ô mềm mại, dẻo dai. 

Những người đàn ông trong gia đình gói bánh. 

Bánh tét cũng tương tự bánh chưng, ngoài là nếp ở giữa là nhân đậu xanh và thịt heo.

Những công đoạn cuối của việc gói bánh.

Buộc bánh tét phải chặt tay để bánh chín đều.

Nấu bánh phải đun sôi nước, đều lửa, chụm liên tục trong vòng 6 tiếng. 

Bánh chín vớt xong phải rửa thùng thật sạch mới nấu lại đợt khác. Nếu không, bánh sẽ bị đen, thâm tím.

Theo VOV
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL