Tìm kiếm
Tin tiêu điểm
Quay lại12345678Xem tiếp
Các tin khác
line

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 2.718

Lịch công tác Lãnh đạo
« Trước | Tuần 16, năm 2024 | Sau »
T2
15/04
T3
16/04
T4
17/04
T5
18/04
T6
19/04
T7
20/04
CN
21/04
Giờ Nội dung Phân công Địa điểm
08h0008h00: Dự họp rà soát HS khoanh vùng bảo vệ di tích Đ/c Phan Thanh Hải - GĐ SởUBND tỉnh
08h3008h30: Dự HN trực tuyến của BHXH Việt Nam Nguyễn Thiên Bình - PGĐBHXH tỉnh
Hoạt động tổ chức cơ sở Đảng
Tin Đảng bộ Sở
 
Tin Đảng bộ Khối
 
Tin Đảng bộ Tỉnh
(VTH) - Ngày 26/3, tại Hội trường Thư viện Tổng hợp tỉnh, Chi bộ Thư viện tổ chức kết nạp đảng viên cho hai quần chúng Lê...
 
Ngày 07 tháng 8 năm 2023, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đã ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười...
Thực hiện Công văn số 1572-CV/TU, ngày 25/10/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện kiểm điểm, đánh giá,...
 
Thực hiện Điều lệ Đảng; Kế hoạch số 32-KH/ĐUK ngày 25/5/2022 của Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; Kế hoạch số248-KH/ĐU ngày...
Xóa bỏ hủ tục và “nạn” phô trương, hình thức
Lượt đọc: 26563Thời gian: 16:56 - 30/04/2010

        Sau nhiều lần chỉnh sửa, Dự thảo Thông tư quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội hiện đang được Bộ VHTTDL tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trước khi chính thức ban hành.

Nhấn mạnh các yếu tố đơn giản, tiết kiệm, lành  mạnh

Nhiều nhà quản lý nhận định, những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn hoạt động cưới, tang, lễ hội tại các vùng miền trên cả nước trong vài năm qua cho thấy những quy định hiện hành về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đã và đang bộc lộ một số bất cập. Thông tư mới đang được Bộ VHTTDL xây dựng sẽ thay thế Thông tư số 04/1998/TT-BVHTT ngày 11.7.1998 của Bộ VH-TT (trước đây), nhằm tiếp tục đưa ra những quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong các hoạt động cưới, tang, lễ hội trên phạm vi cả nước. Dự thảo Thông tư bao gồm 3 chương, 14 điều. Theo đó sẽ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân VN và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào việc cưới, việc tang và lễ hội tại VN.

Nhấn mạnh những nguyên tắc trong tổ chức cưới, tang và lễ hội, Thông tư nêu rõ, các tổ chức, cá nhân khi tổ chức những hoạt động trên cần tuân thủ nguyên tắc không được trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan; không lợi dụng việc cưới, việc tang và lễ hội để hoạt động nhằm chia rẽ đoàn kết dân tộc, gây mất đoàn kết  trong cộng đồng, dòng họ và gia đình; không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông và trật tự, an toàn công cộng; không tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; không lợi dụng để trục lợi cá nhân và sử dụng giờ hành chính, phương tiện, công quỹ... để tham gia lễ hội hay làm quà biếu, tặng trong việc cưới, tang.

Đáng chú ý là các quy định cụ thể nêu trong chương II. Với việc cưới, Dự thảo nhấn mạnh, việc tổ chức cưới tại gia đình hoặc tại địa điểm cưới phải đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hoá của từng địa phương, dân tộc, tôn giáo và phù hợp với hoàn cảnh của hai gia đình; các thủ tục chạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu cần được tổ chức theo phong tục tập quán, không phô trương hình thức, rườm rà, không nặng về đòi hỏi lễ vật; chỉ mời khách dự tiệc trong phạm vi gia đình, họ tộc thân thích, bạn bè và đồng nghiệp thân thiết; tiệc cưới được tổ chức phải phù hợp với hoàn cảnh gia đình, tránh phô trương lãng phí; trang trí lễ cưới cần giản dị, tránh rườm rà; trang phục cô dâu, chú rể đẹp và lịch sự, phù hợp với văn hoá dân tộc...

Dự thảo Thông tư cũng khuyến khích việc dùng hình thức báo hỷ; tổ chức tiệc trà, tiệc ngọt; sử dụng trang phục truyền thống, trang phục dân tộc trong ngày cưới...

Về việc tang, Dự thảo Thông tư nhấn mạnh các yếu tố tiết kiệm, trang nghiêm, chu đáo; đặc biệt là những quy định về thực hiện nếp sống văn minh như: không cử nhạc tang trước 5 giờ sáng và sau 22 giờ đêm, không cử nhạc tang với âm lượng quá to; không phúng viếng bằng thức ăn chín, rắc vàng mã trên đường đưa tang; cấm rải tiền VN và các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang; tổ chức ăn uống chỉ thực hiện trong nội bộ gia đình, dòng họ; các nghi thức cúng ba ngày, bảy ngày, bốn chín ngày, một trăm ngày, giỗ đầu, giỗ hết, cải táng chỉ thực hiện trong ngày và trong nội bộ gia đình, dòng họ.

Đặc biệt: “Nghiêm cấm lợi dụng việc tang để hành nghề mê tín dị đoan dưới mọi hình thức; nghiêm cấm lợi dụng việc tang để cản trở việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân trước pháp luật”. Dự thảo Thông tư cũng nêu sự cần thiết phải xoá bỏ các hủ tục mê tín lạc hậu như yểm bùa, trừ tà, lăn đường, khóc mướn và những nghi thức rườm rà khác...

Ứng xử có văn hoá trong hoạt động lễ hội

Trước thực trạng không ít vấn nạn, bất cập đang xuất hiện ngày càng nhiều tại các lễ hội, Dự thảo Thông tư đưa ra nhiều quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Ban soạn thảo đặc biệt chú ý đến các quy định đảm bảo sự trang nghiêm và yếu tố văn hoá của lễ hội, theo đó nhấn mạnh: nghi thức lễ hội phải được tiến hành trang trọng, phù hợp truyền thống văn hoá dân tộc; trang phục đẹp, lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục; không nói tục, xúc phạm tâm linh và ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội; bảo đảm trật tự, an ninh khi dự lễ hội, không đốt pháo, đốt và thả đèn trời; ứng xử có văn hoá trong hoạt động lễ hội...

Dự thảo Thông tư cũng nêu: nghiêm cấm lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan như xem số, xem bói, gọi hồn, cầu cơ, sấm truyền, yểm bùa, trừ tà, phù phép chữa bệnh; không đốt đồ mã (hình nhân, nhà lầu, xe cộ...) trong khu vực lễ hội. Khuyến khích  tổ chức giới thiệu ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội, giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc; tưởng nhớ công đức của ông cha, ghi nhận công lao của các bậc tiền bối trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc. Tổ chức các trò chơi dân gian, trò chơi mới và các hoạt động văn hoá, thể thao có nội dung bổ ích, lành mạnh, phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm của lễ hội

HL (theo VHO)
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Xóa bỏ hủ tục và “nạn” phô trương, hình thức
Lượt đọc: 26564Thời gian: 16:56 - 30/04/2010

        Sau nhiều lần chỉnh sửa, Dự thảo Thông tư quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội hiện đang được Bộ VHTTDL tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trước khi chính thức ban hành.

Nhấn mạnh các yếu tố đơn giản, tiết kiệm, lành  mạnh

Nhiều nhà quản lý nhận định, những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn hoạt động cưới, tang, lễ hội tại các vùng miền trên cả nước trong vài năm qua cho thấy những quy định hiện hành về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đã và đang bộc lộ một số bất cập. Thông tư mới đang được Bộ VHTTDL xây dựng sẽ thay thế Thông tư số 04/1998/TT-BVHTT ngày 11.7.1998 của Bộ VH-TT (trước đây), nhằm tiếp tục đưa ra những quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong các hoạt động cưới, tang, lễ hội trên phạm vi cả nước. Dự thảo Thông tư bao gồm 3 chương, 14 điều. Theo đó sẽ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân VN và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào việc cưới, việc tang và lễ hội tại VN.

Nhấn mạnh những nguyên tắc trong tổ chức cưới, tang và lễ hội, Thông tư nêu rõ, các tổ chức, cá nhân khi tổ chức những hoạt động trên cần tuân thủ nguyên tắc không được trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan; không lợi dụng việc cưới, việc tang và lễ hội để hoạt động nhằm chia rẽ đoàn kết dân tộc, gây mất đoàn kết  trong cộng đồng, dòng họ và gia đình; không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông và trật tự, an toàn công cộng; không tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; không lợi dụng để trục lợi cá nhân và sử dụng giờ hành chính, phương tiện, công quỹ... để tham gia lễ hội hay làm quà biếu, tặng trong việc cưới, tang.

Đáng chú ý là các quy định cụ thể nêu trong chương II. Với việc cưới, Dự thảo nhấn mạnh, việc tổ chức cưới tại gia đình hoặc tại địa điểm cưới phải đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hoá của từng địa phương, dân tộc, tôn giáo và phù hợp với hoàn cảnh của hai gia đình; các thủ tục chạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu cần được tổ chức theo phong tục tập quán, không phô trương hình thức, rườm rà, không nặng về đòi hỏi lễ vật; chỉ mời khách dự tiệc trong phạm vi gia đình, họ tộc thân thích, bạn bè và đồng nghiệp thân thiết; tiệc cưới được tổ chức phải phù hợp với hoàn cảnh gia đình, tránh phô trương lãng phí; trang trí lễ cưới cần giản dị, tránh rườm rà; trang phục cô dâu, chú rể đẹp và lịch sự, phù hợp với văn hoá dân tộc...

Dự thảo Thông tư cũng khuyến khích việc dùng hình thức báo hỷ; tổ chức tiệc trà, tiệc ngọt; sử dụng trang phục truyền thống, trang phục dân tộc trong ngày cưới...

Về việc tang, Dự thảo Thông tư nhấn mạnh các yếu tố tiết kiệm, trang nghiêm, chu đáo; đặc biệt là những quy định về thực hiện nếp sống văn minh như: không cử nhạc tang trước 5 giờ sáng và sau 22 giờ đêm, không cử nhạc tang với âm lượng quá to; không phúng viếng bằng thức ăn chín, rắc vàng mã trên đường đưa tang; cấm rải tiền VN và các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang; tổ chức ăn uống chỉ thực hiện trong nội bộ gia đình, dòng họ; các nghi thức cúng ba ngày, bảy ngày, bốn chín ngày, một trăm ngày, giỗ đầu, giỗ hết, cải táng chỉ thực hiện trong ngày và trong nội bộ gia đình, dòng họ.

Đặc biệt: “Nghiêm cấm lợi dụng việc tang để hành nghề mê tín dị đoan dưới mọi hình thức; nghiêm cấm lợi dụng việc tang để cản trở việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân trước pháp luật”. Dự thảo Thông tư cũng nêu sự cần thiết phải xoá bỏ các hủ tục mê tín lạc hậu như yểm bùa, trừ tà, lăn đường, khóc mướn và những nghi thức rườm rà khác...

Ứng xử có văn hoá trong hoạt động lễ hội

Trước thực trạng không ít vấn nạn, bất cập đang xuất hiện ngày càng nhiều tại các lễ hội, Dự thảo Thông tư đưa ra nhiều quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Ban soạn thảo đặc biệt chú ý đến các quy định đảm bảo sự trang nghiêm và yếu tố văn hoá của lễ hội, theo đó nhấn mạnh: nghi thức lễ hội phải được tiến hành trang trọng, phù hợp truyền thống văn hoá dân tộc; trang phục đẹp, lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục; không nói tục, xúc phạm tâm linh và ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội; bảo đảm trật tự, an ninh khi dự lễ hội, không đốt pháo, đốt và thả đèn trời; ứng xử có văn hoá trong hoạt động lễ hội...

Dự thảo Thông tư cũng nêu: nghiêm cấm lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan như xem số, xem bói, gọi hồn, cầu cơ, sấm truyền, yểm bùa, trừ tà, phù phép chữa bệnh; không đốt đồ mã (hình nhân, nhà lầu, xe cộ...) trong khu vực lễ hội. Khuyến khích  tổ chức giới thiệu ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội, giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc; tưởng nhớ công đức của ông cha, ghi nhận công lao của các bậc tiền bối trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc. Tổ chức các trò chơi dân gian, trò chơi mới và các hoạt động văn hoá, thể thao có nội dung bổ ích, lành mạnh, phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm của lễ hội

HL (theo VHO)
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Xóa bỏ hủ tục và “nạn” phô trương, hình thức
Lượt đọc: 26565Thời gian: 16:56 - 30/04/2010

        Sau nhiều lần chỉnh sửa, Dự thảo Thông tư quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội hiện đang được Bộ VHTTDL tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trước khi chính thức ban hành.

Nhấn mạnh các yếu tố đơn giản, tiết kiệm, lành  mạnh

Nhiều nhà quản lý nhận định, những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn hoạt động cưới, tang, lễ hội tại các vùng miền trên cả nước trong vài năm qua cho thấy những quy định hiện hành về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đã và đang bộc lộ một số bất cập. Thông tư mới đang được Bộ VHTTDL xây dựng sẽ thay thế Thông tư số 04/1998/TT-BVHTT ngày 11.7.1998 của Bộ VH-TT (trước đây), nhằm tiếp tục đưa ra những quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong các hoạt động cưới, tang, lễ hội trên phạm vi cả nước. Dự thảo Thông tư bao gồm 3 chương, 14 điều. Theo đó sẽ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân VN và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào việc cưới, việc tang và lễ hội tại VN.

Nhấn mạnh những nguyên tắc trong tổ chức cưới, tang và lễ hội, Thông tư nêu rõ, các tổ chức, cá nhân khi tổ chức những hoạt động trên cần tuân thủ nguyên tắc không được trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan; không lợi dụng việc cưới, việc tang và lễ hội để hoạt động nhằm chia rẽ đoàn kết dân tộc, gây mất đoàn kết  trong cộng đồng, dòng họ và gia đình; không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông và trật tự, an toàn công cộng; không tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; không lợi dụng để trục lợi cá nhân và sử dụng giờ hành chính, phương tiện, công quỹ... để tham gia lễ hội hay làm quà biếu, tặng trong việc cưới, tang.

Đáng chú ý là các quy định cụ thể nêu trong chương II. Với việc cưới, Dự thảo nhấn mạnh, việc tổ chức cưới tại gia đình hoặc tại địa điểm cưới phải đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hoá của từng địa phương, dân tộc, tôn giáo và phù hợp với hoàn cảnh của hai gia đình; các thủ tục chạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu cần được tổ chức theo phong tục tập quán, không phô trương hình thức, rườm rà, không nặng về đòi hỏi lễ vật; chỉ mời khách dự tiệc trong phạm vi gia đình, họ tộc thân thích, bạn bè và đồng nghiệp thân thiết; tiệc cưới được tổ chức phải phù hợp với hoàn cảnh gia đình, tránh phô trương lãng phí; trang trí lễ cưới cần giản dị, tránh rườm rà; trang phục cô dâu, chú rể đẹp và lịch sự, phù hợp với văn hoá dân tộc...

Dự thảo Thông tư cũng khuyến khích việc dùng hình thức báo hỷ; tổ chức tiệc trà, tiệc ngọt; sử dụng trang phục truyền thống, trang phục dân tộc trong ngày cưới...

Về việc tang, Dự thảo Thông tư nhấn mạnh các yếu tố tiết kiệm, trang nghiêm, chu đáo; đặc biệt là những quy định về thực hiện nếp sống văn minh như: không cử nhạc tang trước 5 giờ sáng và sau 22 giờ đêm, không cử nhạc tang với âm lượng quá to; không phúng viếng bằng thức ăn chín, rắc vàng mã trên đường đưa tang; cấm rải tiền VN và các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang; tổ chức ăn uống chỉ thực hiện trong nội bộ gia đình, dòng họ; các nghi thức cúng ba ngày, bảy ngày, bốn chín ngày, một trăm ngày, giỗ đầu, giỗ hết, cải táng chỉ thực hiện trong ngày và trong nội bộ gia đình, dòng họ.

Đặc biệt: “Nghiêm cấm lợi dụng việc tang để hành nghề mê tín dị đoan dưới mọi hình thức; nghiêm cấm lợi dụng việc tang để cản trở việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân trước pháp luật”. Dự thảo Thông tư cũng nêu sự cần thiết phải xoá bỏ các hủ tục mê tín lạc hậu như yểm bùa, trừ tà, lăn đường, khóc mướn và những nghi thức rườm rà khác...

Ứng xử có văn hoá trong hoạt động lễ hội

Trước thực trạng không ít vấn nạn, bất cập đang xuất hiện ngày càng nhiều tại các lễ hội, Dự thảo Thông tư đưa ra nhiều quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Ban soạn thảo đặc biệt chú ý đến các quy định đảm bảo sự trang nghiêm và yếu tố văn hoá của lễ hội, theo đó nhấn mạnh: nghi thức lễ hội phải được tiến hành trang trọng, phù hợp truyền thống văn hoá dân tộc; trang phục đẹp, lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục; không nói tục, xúc phạm tâm linh và ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội; bảo đảm trật tự, an ninh khi dự lễ hội, không đốt pháo, đốt và thả đèn trời; ứng xử có văn hoá trong hoạt động lễ hội...

Dự thảo Thông tư cũng nêu: nghiêm cấm lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan như xem số, xem bói, gọi hồn, cầu cơ, sấm truyền, yểm bùa, trừ tà, phù phép chữa bệnh; không đốt đồ mã (hình nhân, nhà lầu, xe cộ...) trong khu vực lễ hội. Khuyến khích  tổ chức giới thiệu ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội, giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc; tưởng nhớ công đức của ông cha, ghi nhận công lao của các bậc tiền bối trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc. Tổ chức các trò chơi dân gian, trò chơi mới và các hoạt động văn hoá, thể thao có nội dung bổ ích, lành mạnh, phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm của lễ hội

HL (theo VHO)
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL