Phê duyệt "Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030"
Lượt đọc: 94400Thời gian: 07:26 - 04/01/2016

(VHH) - Đề cương "Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" đã được Bộ VHTTDL phê duyệt tại Quyết định số 4509/QĐ-BVHTTDL ngày 24/12/2015.

Theo đó, mục tiêu chung của Chiến lược là: Nâng cao nhận thức của xã hội cũng như các cấp quản lý về vai trò quan trọng của văn hóa, nguồn lực văn hóa, coi văn hóa là lĩnh vực có tiềm năng trong phát triển kinh tế, làm nền tảng cho phát triển bền vững; Quảng bá nền văn hóa dân tộc phong phú, bản sắc và năng động của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, đồng thời bảo vệ sự phát triển bền vững, đảm bảo khả năng cạnh tranh, chống các hiện tượng phản văn hóa, đồng hóa văn hóa trong quá trình hội nhập; Tăng tỷ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp văn hóa trong GDP và dần trở thành một trong những mũi nhọn tăng trưởng kinh tế; Xây dựng thị trường văn hóa cạnh tranh lành mạnh, phát triển hiện đại, hội nhập sâu rộng.

Trong vòng hai thập niên vừa qua, công nghiệp văn hóa đã được nhìn nhận như một trong những chiến lược phát triển toàn diện và bền vững ở nhiều nước tại khắp các châu lục trên thế giới với mục đích tạo ra những giá trị gia tăng về mọi mặt: văn hóa, kinh tế, xã hội. Công nghiệp văn hóa chính là chiến lược quan trọng nhằm phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới không ngừng trong bối cảnh đương đại, từ đó củng cố “sức mạnh mềm” của quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, số hóa và cạnh tranh ngày càng gia tăng.

Được biết, định hướng cụ thể cho một số ngành công nghiệp văn hóa thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng được nêu trong Đề cương, gồm: Du lịch văn hóa; Điện ảnh; Nghệ thuật biểu diễn; Quảng cáo; Thời trang; Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm.

BM
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày