Khám phá nơi "vách ngăn" trời đất
Lượt đọc: 108003Thời gian: 11:53 - 04/07/2014

(VHH) - Bức trường thành" giữa đất cố đô Huế và Đà Nẵng là đèo Hải Vân nổi tiếng. "Vách ngăn" trời đất cắt ngang dãy Bạch Mã tuy không có gì lạ với lữ khách gần xa nhưng những bí mật kỳ thú của truyền thuyết lẫn với di tích để lại cho hậu thế những tuyệt cảnh thiên nhiên.

Nếu vượt qua đèo Hải Vân để nhìn xuống hai bờ, một bên biển lặng, một bên núi đá để cảm nhận cái cảm giác mát lạnh khác biệt của thời tiết thì không lấy gì làm khó. Hải Vân từng chứa đựng biết bao bí mật văn hoá Huế và Chămpa xưa tạo nên một huyền tích lạ.

Đèo Hải Vân không hiểm trở bằng tứ đại đỉnh đèo là Ô Quý Hồ, Pha Đin, Khau Phạ hay Mã Pí Lèng nhưng lại nổi tiếng hơn tất thảy bởi có "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" đến nay vẫn còn sừng sững giữa đỉnh đèo cheo leo như cổng trời.

Thiên hạ đệ nhất hùng quan thực chất là một cửa ải mang tên Hải Vân Quan được xây từ thời nhà Trần. Trong một số tư liệu còn ghi lại thời gian nhà Trần xây dựng và cung cách nhà Nguyễn trùng tu lại. Hiện trạng ấy đến nay vẫn được giữ khá nguyên vẹn.

Cửa trông về phủ Thừa Thiên có đề ba chữ Hải Vân quan, cửa trông xuống Đà Nẵng đề "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Đây là danh xưng do vua Lê Thánh Tông phong tặng khi dừng quân tại đây vào năm 1470. Đến nay, "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" đã trở thành một di tích đặc biệt.

Từ trên đèo Hải Vân nhìn xuống sẽ thấy một vịnh ngọc đẹp như tranh vẽ. Nhưng câu chuyện về vịnh ngọc này còn là một bí ẩn liên quan đến loài cá hoá rồng vì ăn được loài hoa lạ.

Chuyện này do một Hòa thượng là Thích Đại Sán khám phá ra và tâu bẩm lại cho chúa Đàng Trong là Hiển Tông Hoàng đế Nguyễn Phúc Chu. Tuy nhiên, theo những cao niên sống ven đèo Hải Vân thì không phải loài cá nào cũng có thể hoá rồng khi ăn được "hoa ngải".

Những loại cá được cho là hóa rồng khi ăn "hoa ngải" ở Hải Vân Sơn là Bạch ngư. Loài cá này từng được vua Minh Mạng ban tên là Nhân ngư.

Theo các cao niên ở Hải Vân, loài cá hóa rồng này thường hay xuất hiện ở vịnh ngọc. Loài ngải này chỉ có công dụng khi sống ở những nơi thâm sơn cùng cốc nhiều âm khí. Đó là trong các ngách đá của Hải Vân Sơn. Khi hoa của loại ngải này rơi xuống biển, loài cá có “duyên cơ” ăn vào sẽ hoá rồng.

Chuyện xa xưa không xác định được là đúng hay sai. Nhưng về loài cá hóa rồng được coi là thuỷ quái dưới chân Hải Vân Sơn bên vịnh ngọc thì cho đến nay còn nhiều bí mật. Một trong những bí mật ấy, hiện được trưng bày trong bảo tàng điêu khắc Chăm - Đà Nẵng. Loài thủy quái này có tên Makara với biết bao huyền thoại được thêu dệt suốt 20 cây số kéo dài từ đầu đến cuối đèo Hải Vân.

Theo Nam Trân (ANTĐ)
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày