Theo Quyết định, Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử, Chuyển đổi số và đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế được kiện toàn và đổi tên thành Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế. Ban Chỉ đạo do Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế làm Trưởng ban, và các thành viên là Giám đốc các sở của tỉnh.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chỉ đạo
1. Nghiên cứu, đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số; dịch vụ đô thị thông minh.
2. Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn và địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, chuyển đổi số và dịch vụ đô thị thông minh.
3. Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh điều phối, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế chính sách, các đề án, dự án, giải pháp có tính chất liên ngành về xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và dịch vụ đô thị thông minh.
4. Cho ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế chính sách, đề án, dự án liên quan đến xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và dịch vụ đô thị thông minh thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
5. Chỉ đạo xây dựng và triển khai kế hoạch cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4; Theo dõi, giám sát công tác triển khai kế hoạch cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4; Chỉ đạo Tổ giúp việc và các cơ quan, địa phương báo cáo kết quả định kỳ để báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông (qua Sở Thông tin và Truyền thông).
6. Sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và dịch vụ đô thị thông minh.
7. Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và cấp có thẩm quyền.
Nhiệm vụ của các thành viên Ban chỉ đạo
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, Trưởng ban chỉ đạo điều hành toàn diện hoạt động của Ban chỉ đạo.
2. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Thanh Bình, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của Ban chỉ đạo; Xem xét, giải quyết các công việc thường xuyên của Ban chỉ đạo.
3. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Phó Trưởng ban chỉ đạo chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số, công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ phát triển đô thị thông minh và kinh tế số.
4. Các thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Trưởng Ban chỉ đạo, trong đó Giám đốc Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển thương mại điện tử và kinh tế số.
Tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo
1. Các thành viên Ban chỉ đạo làm việc theo Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo. Trưởng ban, Phó Trường ban thường trực sử dụng con dấu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, các thành viên khác sử dụng con dấu của cơ quan mình,
2. Thành lập Tổ giúp việc Ban chỉ đạo (sau đây gọi tắt là Tổ công tác) đặt tại Sở Thông tin và Truyền thông do Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông làm Tổ trưởng và có Tổ phó gồm Phó Giám đốc các Sở: Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Xây dựng, Tài chính, Uỷ ban nhân dân thành phố Huế.
3. Tổ giúp việc đại diện lãnh đạo cấp phòng của các Sở bao gồm: Công an tỉnh; Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Nội vụ; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Y tế; Sở Công Thương; Sở Xây dựng; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Tư pháp; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Du lịch; Sở Giao thông vận tải; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế; Uỷ ban nhân dân thành phố Huế;
Sở Thông tin và Truyền thông làm nhiệm vụ thường trực của Tổ công tác; đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Ban chỉ đạo và Tổ công tác.
4. Các thành viên Ban chỉ đạo và Tổ công tác làm theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành.
5. Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo và Tổ công tác được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Sở Thông tin và Truyền thông và các nguồn kinh phí hợp pháp khác./.
Chi tiết tại file đính kèm