Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) không chỉ được công nhận là di sản thế giới vào năm 1994, mà còn là một trong 7 kỳ quan của thế giới. Toàn cảnh vịnh thơ mộng và lãng mạn với hệ thống đảo đá và hang động tuyệt đẹp. Ảnh: Thousandwonders.
Hiện, mỗi năm, Hạ Long đều nằm trong top danh hiệu bầu chọn của các website, tạp chí du lịch nổi tiếng. Một trong các danh hiệu gồm: nơi chụp hình selfe đẹp nhất, nơi được check in trên facebook nhiều nhất, điểm câu cá tốt nhất... Ảnh: Liveinternet.
Tràng An (Ninh Bình) là di sản văn hóa thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận vào năm 2014. Ảnh: Mạnh Thắng.
Các điểm dừng chân trong du di tích gồm cố đô Hoa Lư, quần thể hang động Tràng An, Tam Cốc - Bích Động. Ảnh: Mạnh Thắng.
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) được công nhận là di sản thế giới ở Việt Nam vào năm 2013. Thế nhưng, từ trước đó, đây đã là điểm đến thu hút của du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Thousandwonders.
Hang động Sơn Đoòng càng khiến địa danh này càng trở thành điểm đến đáng mơ ước của mọi tín đồ du lịch. Ảnh: Nationalgeographic.
Hoàng Thành Thăng Long nơi gắn liền với lịch sử kinh thành Thăng Long xưa tọa lạc tại khu vực trung tâm của thủ đô Hà Nội được công nhận di sản văn hóa thế giới năm 2010. Ảnh: Anh Tuấn.
Các điểm tham quan tại đây gồm khu khảo cổ trên đường Hoàng Diệu, Hoàng thành, cột cờ Hà Nội... Ảnh: Anh Tuấn.
Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là kinh thành nước Việt Nam từ năm 1398-1407 do Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397. Ảnh: Lê Hiếu.
Công trình này được công nhận là di sản thế giới ở Việt Nam vào năm 2011. Ảnh: Lê Hiếu.
Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 11/12/1993. Ảnh: Mạnh Thắng.
Quần thể cố đô Huế bao gồm Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành được xây dựng hài hòa trong khung cảnh thiên nhiên sông núi hữu tình của vùng đất này. Ảnh: Mạnh Thắng.
Phố cổ Hội An được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam vào năm 1999. Ảnh: Minh Hoàng.
Phố cổ mang đến cho du khách cảm giác bình yên với những công trình kiến trúc cổ, những đêm hội hoa đăng, các món ngon dân dã. Ảnh: Minh Hoàng.
Thánh địa Mỹ Sơn được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam vào năm 1999. Đây là thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốc Chăm Pa cổ. Ảnh: Lê Hiếu.
Hiện, các công trình tại đây hầu hết đều không còn nguyên vẹn. Nhưng thế hậu sau vẫn có thể phần nào hình dung thời hoàng kim của các triều đại Chăm Pa xưa. Ảnh: Lê Hiếu.