Tham dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Thị Ái Vân – Tỉnh ủy viên, phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dânTỉnh; đồng chí Nguyễn Ngọc Phương – Phó Trưởng ban Tuyên giáo; đồng chí Phan Thanh Hải – Giám đốc sở Văn hoá và Thể thao Thừa Thiên Huế; PGS. TS Đỗ Bang - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; đồng chí Phan Tiến Dũng - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử; đại diện lãnh đạo các sở, ban nghành cấp tỉnh và thành phố, huyện và các thị xã; các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử và các nhà sưu tầm cổ vật tham dự trực tiếp và trực tuyến, đặc biệt sự có mặtcuar hơn 20 tác giả có bài tham gia góp ý cho đề cương.
Tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Đức Lộc, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử bày tỏ mong muốn Hội thảo “Đề cương vắn tắt và công tác tổ chức trưng bày Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế tại địa điểm mới” sẽ đem tới một cái nhìn tổng quan, sinh động từ lý thuyết, phương pháp nghiên cứu đến thực nghiệm thực tiễn.
Đồng chí Nguyễn Đức Lộc, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử phát biểu tại Hội thảo
“Nhiều bảo tàng hiện nay đã nắm được xu hướng trưng bày hiện đại, đổi mới lý thuyết trưng bày, áp dụng khoa học công nghệ đã tạo ra hệ thống trưng bày mới với nội dung hấp dẫn, phong phú, lôi cuốn khách tham quan. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều bảo tàng chậm đổi mới vì nhiều lý do như thiếu sự định hướng, thiếu tư liệu, hiện vật, thiếu kinh phí và nguồn nhân lực, hoặc đã đổi mới nhưng chưa toàn diện, chưa tạo được ấn tượng trong lòng công chúng… Do đó, việc đổi mới công tác trưng bày ở địa điểm mới chính là vấn đề quan trọng, cốt lõi để khẳng định vị trí, tầm quan trọng của Bảo tàng Lịch sử trong đời sống xã hội, đánh thức tiềm năng vốn có của kho tàng di sản mà các bảo tàng, di tích đang lưu giữ”.
Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 23 bài tham luận của các nhà quản lý, giới chuyên môn, các nhà nghiên cứu, giảng viên, cán bộ đến từ các bảo tàng, các trường Đại học, các ban, ngành trong tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong đó, các tham luận tập trung trao đổi, làm rõ đề cương vắn tắt và công tác tổ chức trưng bày Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế tại địa điểm mới. Trên cơ sở đó, đề xuất các định hướng, giải pháp đổi mới trưng bày và phát huy vai trò của Bảo tàng Lịch sử ở địa điểm mới. Đặc biệt, nhiều tham luận đã đánh giá được thực trạng, những thành công và bất cập trong công tác trưng bày, đồng thời đưa ra những giải pháp mang tính thiết thực và đóng góp cao cho sự phát triển lâu dài của Bảo tàng Lịch sử.
Có thể nói, bảo tàng có 3 nhiệm vụ quan trọng cần phải làm được. Nhiệm vụ thứ nhất Đề cương chính trị phải mang tính định hướng về nội dung và kết cấu nội dung trưng bày, nêu lên những phương châm, nguyên tắc của trưng bày Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế hướng đến; Nhiệm vụ thứ hai là làm sao để có hiện vật tốt và giới thiệu hiện vật đó ở mức dễ tiếp cận nhất cho công chúng; Nhiệm vụ thứ ba đó là làm sao để công chúng tích cực đến với bảo tàng. Vai trò của hiện vật và vai trò của tính tích cực của công chúng đến với bảo tàng là điều cốt lõi. Hiện vật chính là cái gốc của vấn đề và sắp xếp hiện vật thế nào cho khéo cũng là một vấn đề quan trọng.
Các đại biểu, nhà nghiên cứu, giảng viên phát biểu tham luận tại Hội thảo
Tổng kết Hội thảo, TS. Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định các ý kiến thảo luận tại Hội thảo sâu sắc, thiết thực, trực tiếp xoay quanh các vấn đề mà Hội thảo đã đề ra, đây được xem là tín hiệu đáng mừng trong việc thu hút sự quan tâm của các cơ quan quản lý, các bảo tàng, giới chuyên môn và công chúng đối với công tác đổi mới trưng bày Bảo tàng Lịch sử tại địa điểm mới.
TS. Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tổng kết Hội thảo
Sự thành công của Hội thảo là cơ sở cho việc bổ sung, hoàn thiện đề cương trưng bày Bảo tàng Lịch sử tại địa điểm mới một cách khoa học và hoàn chỉnh nhất.